Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần

Chúng ta thường nghĩ rằng khi đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần là khi đang phải trải qua các bệnh tâm thần trầm trọng. Sự định kiến này làm cho chúng ta không dám nhìn nhận và cởi bỏ mặc cảm về những khó khăn cảm xúc, hành vi mà chúng ta đang trải qua. Tại Minh Trí, chúng tôi sẽ tiếp cận dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn một cách cởi mở và hệ thống để thân chủ có thể thấy thoải mái hơn. Chúng tôi cũng không chỉ tập trung vào việc xác định các rối loạn và sẽ thảo luận cùng thân chủ/ bệnh nhân các chiến lược hỗ trợ, điều trị đa dạng phù hợp với nhu cầu của từng người.

Các rối loạn tâm thần mà bác sĩ tâm thần của Minh Trí tập trung là gì? 

  • Rối loạn lưỡng cực (rối loạn hưng trầm cảm).
  • Rối loạn stress cấp, và rối loạn stress hậu sang chấn (PTSD).
  • Rối loạn phân ly.
  • Các rối loạn dạng cơ thể.
  • Rối loạn trầm cảm.
  • Rối loạn lo âu lan toả.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Rối loạn ám ảnh sợ.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Rối loạn ăn uống (chán ăn tâm thần/ hoặc ăn vô độ tâm thần).
  • Rối loạn chức năng tình dục.
  • Rối loạn nhân cách.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Rối loạn hành vi và cảm xúc ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Bác sĩ tâm thần thăm khám và chẩn đoán như thế nào? 

Tại Minh Trí, bác sĩ chuyên khoa tâm thần không chỉ thăm khám mà còn đưa ra các thảo luận chẩn đoán và tư vấn kỹ lưỡng cho bệnh nhân của mình. Để làm được việc đó, quy trình triển khai dịch vụ bao gồm:
  • Thu thập thông tin của người bệnh thông qua phỏng vấn (cả bệnh nhân & người thân), quan sát trực tiếp trên bệnh nhân.
  • Xem xét các khía cạnh sâu hơn về não bộ và chức năng tâm lý của bệnh nhân bằng cách chỉ định và đọc các kết quả điện não đồ, điện tim đồ, trắc nghiệm tâm lý chuyên sâu.
  • Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt các rối loạn tâm thần của bệnh nhân (nếu có) theo Bảng phân loại bệnh tật quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (ICD – 10). Kết quả chẩn đoán phải dựa vào thảo luận và trao đổi cùng bệnh nhân, với trường hợp bệnh nhân là trẻ em thì phải thảo luận cùng cha mẹ/ hoặc người giám hộ của trẻ.
  • Xác định giả thuyết bệnh sinh về khía cạnh sinh lý.
  • Tư vấn các chiến lược điều trị toàn diện cho bệnh nhân, kê toa thuốc cho bệnh nhân hoặc chỉ định các kỹ thuật điều trị khác (nếu cần).
  • Tư vấn cho bệnh nhân phương pháp phòng ngừa các rối loạn tâm thần.
  • Một lần thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị cho bệnh nhân của bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại Minh Trí thường kéo dài khoảng 15 – 30 phút (có thể kéo dài hơn).

Các bác sĩ tâm thần sử dụng phương pháp điều trị nào?

Tại Minh Trí, ưu tiên hàng đầu của việc điều trị chính là tính chủ động của bệnh nhân/ thân chủ và đa dạng hoá các phương pháp điều trị. Vì thế, ngoài việc cập nhật để chỉ định các loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần, bác sĩ còn thường xuyên theo dõi phản ứng về cơ thể của bệnh nhân để tư vấn kịp thời. Trong quá trình kê toa, bác sĩ tâm thần và bệnh nhân thường hợp tác chặt chẽ với nhau để hiểu tác dụng của thuốc đối với từng cá nhân, cũng như những rủi ro, lợi ích. Bác sĩ sẽ đánh giá và theo dõi thường xuyên trên cơ sở hợp tác cùng người bệnh.

Bác sĩ tâm thần là ai?

Tại Minh Trí, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần là những người có ít nhất bằng cấp chuyên khoa 1 ngành tâm thần trở lên, có kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực ngành nghề và thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng lâm sàng.